CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ VIỆC ĐỌC SÁCH TRỞ NÊN HIỆU QUẢ HƠN.

Ngày đăng: 04/03/2022

Càng lớn người ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và việc tiếp thu sách một cách nhanh chóng sẽ giúp ít rất nhiều cho người đọc. Dưới đây là một số tips để chúng ta có thể nghiên cứu một cuốn sách hiệu quả hơn.

1.Không cần quá vội vã, chất lượng hơn là số lượng.

Rất nhiều người đọc sách chỉ vì muốn theo phong trào, cố gắng đọc hàng chục quyển một năm mà kiến thức đọng lại trong đầu mảy may quên hết sạch. Vì thế cần tối ưu hóa hiệu khi đọc sách để tránh mất thời gian. Đọc chậm, đọc kỹ, note lại các vấn đề, chỗ thắc mắc, chương nào chưa ngấm thì đọc lại lần nữa đến khi hiểu thì sang chương khác là thứ bạn nên làm để cuốn sách được phát huy tiềm năng của nó hết mức cỏ thể.

2. Bạn thật sự đã HIỂU cuốn sách sau khi đọc xong chưa?

Không cần phải nhớ từng chi tiết một như học thuộc lòng, hãy thử xem bạn đã hiểu hết cuốn sách chưa. Sau khi đọc xong, một tuần sau hãy nghĩ lại xem thử còn bao kiến thức đọng lại trong đầu mình. Nếu bạn không thể nhớ hoặc chỉ nhớ tiêu đề mà không nhớ nội dung thì đó là lúc bạn cần đọc lại quyển sách đó. Khi bạn có thể không cần tốn công học thuộc mà vẫn nhớ những phương pháp hay những bài học, thì đó là bạn đã” tiêu hóa” được cuốn sách ấy.

3. Để đọc sách trở thành thói quen

Thoạt đầu nếu bạn không thích nhưng vẫn cố đọc thu thập kiến thức thì bạn sẽ rất dễ buồn ngủ. Vì thế việc đọc mỗi ngày và duy trì thời gian đủ lâu, dần dần sẽ trở thành thói quen. Tuy nhiên nếu cảm thấy buồn ngủ trong khi đọc và có cảm giác như muốn đọc nhanh cho đủ giờ hay cho hết chương này thì ngay lập tức, hãy dừng việc đọc lại. Xốc lại tinh thần bằng một cuốn sách khác hoặc làm gì đó để thử giãn rồi hẵng quay lại đọc. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm tháy đọc sách giống nhu ăn cơm, mỗi ngày phải có thêm hoạt động đọc sách thì cơ thể, tinh thần bạn mới thoải mái, thật kì diệu phải không?

4. Ghi chú lại trong sách hoặc ghi ra một quyển sổ.

Nếu cuốn sách bạn đang đọc có quá nhiều trích dẫn bạn muốn lưu trữ hoặc có kiến thức phải tìm hiểu thì việc ghi chú lại sẽ giúp chúng ta ghi nhớ rất hiệu quả. Bạn có thể ghi chú ngay trong sách hoặc ghi ra cuốn sổ khác tùy sở thích. Tuy ghi trong sách nhanh gọn hơn nhưng với những ai muốn sách của mình như mới và xinh đẹp thì sẽ lựa chọn việc ghi ra là phù hợp nhất.

Pexels.com

 

" data-image-description="" data-image-meta="{"aperture":"0","credit":"","camera":"","caption":"","created_timestamp":"0","copyright":"","focal_length":"0","iso":"0","shutter_speed":"0","title":"","orientation":"0"}" data-image-title="pexels-photo-5084674.jpeg" data-large-file="https://weekdiary22.files.wordpress.com/2022/01/pexels-photo-5084674.jpeg?w=620" data-medium-file="https://weekdiary22.files.wordpress.com/2022/01/pexels-photo-5084674.jpeg?w=200" data-orig-file="https://weekdiary22.files.wordpress.com/2022/01/pexels-photo-5084674.jpeg" data-orig-size="867,1300" data-permalink="https://weekdiary22.wordpress.com/2022/01/20/cach-doc-sach-hieu-qua-cac-ky-nang-can-co-de-viec-doc-sach-hieu-qua-hon/pexels-photo-5084674/" scale="0" src="https://weekdiary22.files.wordpress.com/2022/01/pexels-photo-5084674.jpeg" />
Photo by Yaroslav Shuraev on Pexels.com

5. Kỹ năng tóm tắt.

Sau khi đọc xong mỗi cuốn bạn nên viết một bài review đúng cảm nhận của bạn. Công việc này sẽ ghi lại sự đánh giá của bạn qua mỗi lần đọc, sau nhiều lần đọc với nhiều lần viết bài tóm tắt, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong chính suy nghĩ của mình, à thì ra lúc đó mình suy nghĩ như vậy, bây giờ mình đã có nhiều luồng tư duy khác nên đã cảm nhận khác. Ngoài ra viết review cũng là một lần lược lại cuốn sách thông qua trí nhớ của bạn, làm việc ghi nhớ cũng trở nên dễ dàng hơn.

6. Không gian đọc sách.

Yếu tố bên ngoài tác động không nhỏ đến hiệu quả và năng suất khi bạn đọc sách. Bạn không thể tập trung 100% để đọc sách trong một nơi mà xung quanh chỉ toàn tiếng ồn, người đi qua đi lại hay nơi mà nhìn vào là bạn cảm thấy mệt mỏi. Thay vào đó hãy chọn một chỗ “trú ẩn” mà bạn cảm thấy an toàn và thoải mái như trên giường, bàn làm việc gọn gàng hay bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy phù hợp để bắt đầu và tận hưởng trái ngọt của việc đọc sách.

7. Thời gian đọc sách.

Có rất nhiều người có thể đọc mọi lúc mọi nơi, lúc chờ xe bus, chờ bạn ở quán cà phê, lúc rãnh rỗi hoặc giờ nghỉ trưa v.v… Tuy nhiên bạn hãy nên đọc vào khung giờ, thời điểm mà bạn không cần chú ý đến thời gian, không bị một việc nào khác đã lên kế hoạch để cản trở. Vì khi đọc sách mà chỉ nhìn đồng hồ, não bạn sẽ chỉ tập trung suy nghĩ về thời gian, về khi nào thì đến giờ, phải làm gì sau đó v.v…rất xao nhãng, và bạn không thể tập trung đọc được. Đọc sách có sự thiêng liêng của đọc sách, đọc sách cũng giống nwhu thiền, tâm hồn và tinh thần không vướng bận mới có thể phá huy hết những gì nó mang lại.

Đọc sách nhìn đơn giản nhưng lại không hề đơn giản. Đọc sách cần ở bạn tính kỷ luật và kiên trì, nghe có vẻ hoang đường, những đọc sách còn rèn luyện cho bạn được tính kỷ luật, tự giác và tập trung bên cạnh hàng chục các lợi ích khác nữa.

Bài viết khác